Nghiên cứu khoa học Tự cháy ở người

Một dự án nghiên cứu khoa học kéo dài hai năm liên quan đến ba mươi trường hợp lịch sử được cho là do hiện tượng SHC gây ra đã được tiến hành vào năm 1984 bởi nhà điều tra khoa học Joe Nickell và nhà phân tích pháp y John F. Fischer. Sau đó, một bản báo cáo dài gồm hai phần của dự án nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí của International Association of Arson Investigators.

Theo cuộc điều tra của Nickell và Fischer, việc xem xét các trường hợp tự cháy ở người trong thế kỷ 18, 19 và 20 cho thấy rằng các thi thể bị đốt cháy gần với các nguồn có thể bắt lửa như nến, đèn, lò sưởi, v.v.. Tuy nhiên các nguồn như vậy lại thường bị lược bỏ khỏi các trang báo đã công bố về những vụ việc này, có lẽ là để làm tăng thêm bầu không khí bí ẩn xung quanh cái chết dường như là sự "tự phát". Các cuộc điều tra cũng phát hiện ra rằng có mối tương quan giữa cái chết được cho là do SHC và tình trạng say xỉn của nạn nhân (hoặc các dạng mất khả năng hoạt động khác) gây ra có thể khiến họ bất cẩn và không thể phản ứng kịp khi gặp tai nạn. Trong trường hợp việc tàn phá cơ thể không quá rộng rãi, nguồn nhiên liệu dễ cháy nhất có thể là quần áo của nạn nhân hoặc vật che phủ như chăn hoặc quần áo.

Tuy nhiên, khi những vụ tự cháy ở người gây cháy lớn trên diện rộng hơn thì nhiều người đã nghĩ đến các vật bắt cháy có thể ở gần cơ thể nạn nhân như chất liệu nhồi ghế, tấm trải sàn, sàn nhà, và những thứ tương tự khác trong một quá trình tuần hoàn được gọi là "hiệu ứng bấc".

Cũng theo điều tra của Nickell và Fischer, các vật thể gần đó thường không bị hư hại vì lửa có xu hướng cháy lên phía trên, nhưng lại theo chiều ngang. Các đám cháy được đề cập đến là tương đối nhỏ, không đạt được sự tàn phá đáng kể bởi hiệu ứng bấc, và các vật thể tương đối gần có thể cũng sẽ không đủ gần để tự bốc cháy (nhiều khi người ta có thể đến gần một ngọn lửa trại mà không cháy). Cũng như những bí ẩn khác, Nickell và Fischer đã cảnh báo chống lại "lời giải thích đơn lẻ, đơn giản cho tất cả những cái chết cháy bất thường là vì tâm linh" mà khuyến khích nên điều tra "dựa trên cơ sở cá nhân, lý thuyết và khoa học".

Một nghiên cứu năm 2002 của Angi M. Christensen thuộc Đại học Tennessee đã hỏa táng cả những mẫu xương người khỏe mạnh và loãng xương để so sánh sự thay đổi màu sắc và sự phân mảnh. Nghiên cứu cho thấy rằng các mẫu xương bị loãng xương "thường xuyên cho thấy sự đổi màu nhiều hơn và mức độ phân mảnh lớn hơn so với những mẫu xương khỏe mạnh." Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng khi mô người bị đốt cháy, ngọn lửa tạo ra một lượng nhiệt nhỏ, cho thấy lửa không có khả năng lây lan từ mô đang cháy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự cháy ở người http://www.anomalyinfo.com/?q=Topics/spontaneous-h... http://www.anomalyinfo.com/?q=Topics/spontaneous-h... http://science.howstuffworks.com/shc.htm http://supernaturalexistence.com/spontaneous-human... http://www.dtc.umn.edu/~odlyzko/doc/hallucinations... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2086687 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2086726 //doi.org/10.1136%2Fbmj.1.4039.1237-b //doi.org/10.1136%2Fbmj.1.4041.1340-a http://news.bbc.co.uk/1/hi/uk/158853.stm